GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM?
Phat SEO
Th 2 14/11/2022
Nội dung bài viết
Gỗ công nghiệp chính là một trong những chất liệu sản xuất phổ biến cho các dòng sản phẩm nội thất trên thị trường nội thất thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Không chỉ về giá thành tốt, mà công năng của các sản phẩm làm từ gỗ là cực kỳ tuyệt vời cho người tiêu dùng hiện nay.
Chính vì vậy các mặt hàng nội thất đã trở nên ngày càng thông dụng và là một mặt hàng trang trí không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Vì sao sản phẩm từ loại gỗ này lại được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong trang trí thiết kế nội thất, đặc biệt là trong thiết kế nội thất chung cư. Hãy cùng nội thất thông minh IGA phân tích các đặc điểm của nó nhé!
Gỗ công nghiệp là gì? Những loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng
Khái niệm
Đối với những người buôn bán và mua hàng nội thất làm từ gỗ, thì không ai là không biết cụm từ gỗ công nghiệp (tên quốc tế: Wood Based Panel) thông dụng như thế nào trong lĩnh vực này. Nói theo một cách dễ hiểu, tấm gỗ ép công nghiệp được làm từ các vụn gỗ dùng keo hoặc hóa chất để tăng chất lượng của sản phẩm.
Gỗ công nghiệp thường được biết tới trong ngành nội thất
Tất nhiên các chất hóa học này sẽ không gây độc hại cho người sử dụng nó, đảm bảo được sự kết dính của các thành phần làm nên một tấm gỗ vững chắc.
Kích thước
Kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế của các loại ván gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF, Plywood,.. là:
Chiều dài 2440mm
Chiều rộng 1220 mm
Về độ dày thì thường vào khoảng 3 - 25mm, hay có thể nói là dày 3 - 25 ly theo cách gọi của người Việt.
Độ dày thường được sử dụng nhiều nhất là 17mm (ly). Độ dày này vừa phải tạo độ cứng vừa đủ cho các mặt hàng nội thất gỗ công nghiệp giữ được sự chắc chắn và cũng tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu cho nhà phân phối.
Kích thước gỗ công nghiệp
Nguồn gốc xuất xứ
Nhờ vào quá trình sản xuất đồ gỗ, những ngọn và cành cây gỗ tự nhiên bị bỏ đi hay gỗ tái sinh thì các loại gỗ ép công nghiệp đã có nguyên liệu để làm ra dựa vào phần gỗ thừa sau khi sử dụng.
Việc này làm cho các vụn gỗ không bị lãng phí, các doanh nghiệp có thể tận dụng nó để làm ra những sản phẩm khác mà không tốn thêm nhiều chi phí để sản mua thêm nguyên vật liệu từ bên ngoài, giảm thiểu việc khai thác rừng trái phép ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật khác.
Nhờ đó mà giá bán ra thị trường cũng không quá cao so với sản phẩm gỗ khác, rất phù hợp cho phân khúc sinh viên học sinh. Đó là lý do nó ra đời và đang được ưa chuộng trên thị trường này.
Phân biệt các loại gỗ công nghiệp
Cấu tạo
Nói về cấu trúc của gỗ ép công nghiệp, được chia thành lớp cốt gỗ và lớp bề mặt:
👉 Lớp cốt gỗ: có chức năng định hình tạo độ cứng cho tấm gỗ bao gồm HDF, MDF, MFC, Plywood
👉 Lớp bề mặt: có chức năng che phủ, tạo độ thẩm mỹ bao gồm Melamine, Laminate, Veneer, Vinyl, Acrylic
Những loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng
Những loại thường được dùng phổ biến nhất trong ngành sản xuất nội thất gỗ ghép công nghiệp và cũng được tin dùng nhiều nhất là:
Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ HDF
Gỗ MFC
Gỗ Plywood
Các loại ván công nghiệp trên thị trường hiện nay
Ứng dụng
Vì sự phổ biến của chất liệu này mà ngày nay đã xuất hiện nhiều mặt hàng nội thất liên quan được sản xuất và sử dụng nhiều trong gia đình Việt như:
Vách ngăn phòng khách bằng gỗ công nghiệp
Kệ tivi gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp
Cửa gỗ công nghiệp,
Tủ bếp gỗ công nghiệp,
Giường gỗ công nghiệp,
Tủ quần áo gỗ công nghiệp
Tủ gỗ công nghiệp
Tủ giày gỗ công nghiệp
Bàn trang điểm gỗ công nghiệp,...
Nội thất gỗ công nghiệp
Các dạng lớp cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Có 6 dạng lớp cốt gỗ công nghiệp chính rất phổ biến. Được liệt kê lần lượt là HDF, MDF, MFC và Plywood (gỗ dán hay ván ép), gỗ nhựa Composite và gỗ ghép. Cùng xem chi tiết về chúng sau đây:
Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Gỗ HDF là tên viết tắt bằng tiếng Anh của cụm danh từ High Density Fiberboard
Về mặt chất lượng thì được các chuyên giá trong lĩnh vực đánh giá là loại cốt gỗ có độ bền cao nhất trong các loại cốt gỗ ép công nghiệp.
Nguyên vật liệu: Vật liệu gỗ sau khi khai thác hoặc tái sử dụng sẽ được xử lý thành phần nhựa có trong nó. Tiếp theo sẽ được đem đi luộc và sấy cho thật khô (nhiệt độ 1000 - 2000 độ C) trong một khoảng thời gian không dài. Việc làm này là để đảm bảo giữ được chất lượng tốt nhất sau khi thành phẩm.
Công đoạn nghiền: Nghiền thành bột gỗ cho thật mịn, cho vào đó chất phụ gia tạo độ cứng ngăn mối mọt không làm hại.
Công đoạn ép: Sử dụng áp suất rất cao 850-870 kg/cm2 để ép, điều này sẽ làm cho tỷ trọng gỗ cao đáp ứng được độ chịu lực, có khả năng chống thấm nước tốt.
Phân loại gỗ HDF
Độ dày tấm gỗ ép công nghiệp HDF: từ 6mm - 24mm tùy vào yêu cầu của sản phẩm và người dùng. Kích thước chuẩn 2.000mm x 2.400mm.
Phù hợp chế tạo sàn gỗ công nghiệp, cửa gỗ công nghiệp, tủ bếp gỗ công nghiệp, giường gỗ công nghiệp, tủ quần áo gỗ công nghiệp, tủ gỗ công nghiệp,...
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)
Gỗ công nghiệp MDF là tên viết tắt bằng tiếng Anh của cụm danh từ Medium Density Fiberboard.
Tính chất: chế tác từ cành cây, nhánh cây. Thu thập các nguyên liệu và cho chúng vào máy nghiền để tạo ra một loại bột gỗ. Sau đó trộn với keo đặc chủng gia tăng độ kết dính, cuối cùng thành phẩm được các tấm gỗ ép MDF.
Thành phần cấu tạo cơ bản: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ
Phân loại gỗ MDF
Độ dày: Kích thước về độ dày thường khác nhau tùy vào nhu cầu sản xuất ra sản phẩm nội thất như thế nào (3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly).
Kích thước tiêu chuẩn rơi vào 1220mm x 2440mm
Phù hợp chế tạo: sàn gỗ công nghiệp, cửa gỗ công nghiệp, tủ bếp, giường ngũ, tủ quần áo, Kệ sách, kệ đa năng, bàn ăn, bàn học, bàn trang điểm,...
Gỗ MFC (ván dăm - Melamine Faced Chipboard)
Gỗ MFC có tên tiếng Anh là Melamine Faced Chipboard
Sản xuất từ các loại cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, cao su, keo,... người ta sẽ tận dụng các cành cây hay nhánh cây và thân cây của nó để chế tác.
Sau khi tổng hợp nguyên liệu trên, bước vào quá trình xử lý thành các dăm gỗ bằng máy nghiền.
Tạo độ kết dính bằng cách sử dụng keo, tạo ra một tấm gỗ.
Kích thước về độ dày thường rơi vào 9, 12, 15mm,....
Kích thước chuẩn nhất là 1220mm x 2440mm.
Đặc điểm nhận biết gỗ ép MFC: dăm gỗ lớn - nhiều khoảng trống trong ván - trọng lượng nhẹ (do tỷ trọng gỗ thấp) - độ mịn của bề mặt thấp.
Giá thành sản phẩm làm từ chất liệu này thường rẻ trên thị trường.
Độ bền: chịu lực tác động và chịu nước không tốt.
Gỗ MFC là nguyên liệu rất quen thuộc trong ngành nội thất
Công năng: dùng làm nội thất văn phòng (bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ,... ) bởi vì thường các vật dụng này không cần lưu trữ quá nhiều đồ có trọng lượng cao. Nhu cầu chịu lực thấp.
Phù hợp chế tạo: sàn gỗ công nghiệp, cửa gỗ công nghiệp, tủ bếp, giường ngũ, tủ quần áo, Kệ sách, kệ đa năng, bàn ăn, bàn học, bàn trang điểm,...
Gỗ dán hoặc ván ép (Plywood)
Gỗ dán có tên tiếng Anh là Plywood
Cấu tạo: Làm từ gỗ tự nhiên được cắt mỏng ra từng tấm có độ dày 1mm. Sau đó, để tạo được sự kết dính, người ta sẽ đem lớp gỗ đi ép đan xen một cánh đan xen lại với nhau rồi cho thêm các chất tạo độ kết dính.
Điểm mạnh: không bị nứt gãy trong điều kiện thường và không bị mối mọt xâm hại trong điều kiện ẩm ướt.
Tính chất: chỉ có 3 lớp, 5 lớp, 7, thậm chí 11 lớp. Lý do là trong thời tiết khô, ván gỗ công nghiệp Plywood sẽ bị co lại và có xu hướng co theo vân ngang nhiều hơn theo vân dọc. Nên phần co theo vân ngang lớn hơn theo phân dọc.
Vì để giảm đi khuyết điểm của sản phẩm loại này, người ta thường áp dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc. Bởi vì khi tấm gỗ dán càng mỏng, càng dễ bị cong vênh.
Gỗ ván ép rất bền do được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ
Như đã nói ở trên, chúng ta thường thấy gỗ ván ép thường được sản xuất có lớp gỗ số lẻ. Lý giải là khiến cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa. Lợi ích của việc này nhằm giúp các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở và làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế.
Để hạn chế sự nứt gãy, cong vênh từ nội thất gỗ ép công nghiệp dạng này, các đội thi công nội thất thường sẽ dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau.
Phù hợp chế tạo: sàn gỗ công nghiệp, cửa gỗ công nghiệp, tủ bếp, giường ngũ, tủ quần áo, Kệ sách, kệ đa năng, bàn ăn, bàn học, bàn trang điểm,...
Gỗ nhựa (Wood Plastic Composite)
Gỗ nhựa Composite còn gọi bằng tên tiếng anh là Wood Plastic Composite (WPC)
70% là nhựa trong thành phần cấu tạo, 15% là bột gỗ, 15% là chất động và các hóa chất phụ gia tổng hợp khác
Hầu hết được làm từ nhựa tái chế, hoặc hạt nhựa nguyên chất
Nguyên liệu là gỗ vụn, gỗ thừa, mùn cưa, dăm bào…được xay nghiền nhỏ tạo thành bột gỗ.
Các chất phụ gia có trong gỗ nhựa Composite: chất tạo màu, chất kết dính, chất ổn định UV, chất thổi, chất tạo bọt, chất bôi trơn,...
Khả năng: kháng nước, kháng ẩm, không bị ăn mòn, khó khai màu, chống trơn trượt, dễ bảo quản vệ sinh,…
Gỗ nhựa có giá thành khá hấp dẫn
Sản xuất không tốn nhiều chi phí, có thể tạo hình và màu sắc dễ dàng trong khi chế tác sàn gỗ công nghiệp, cửa gỗ công nghiệp, tủ bếp gỗ công nghiệp, giường gỗ công nghiệp, tủ quần áo gỗ công nghiệp, tủ gỗ công nghiệp,...
Gỗ ghép thanh
Được sản xuất bằng cách sử dụng các thanh gỗ ngắn để ghép lại tạo ra một thanh gỗ dài và lớn
Gỗ ghép được tạo từ thanh gỗ tự nhiên 100%. Nhưng vẫn được xem là một trong các loại gỗ công nghiệp vì qua quá trình sản xuất làm thay đổi tính chất và công năng.
Kích thước tiêu chuẩn: 1m22 x 2m44
Gỗ “mềm” như sồi, tần bì, thông, keo, tràm, tếch… thường là nguyên liệu tạo nên gỗ ghép.
Để tạo sự kết dính, chắc chắn thì người ta thường dùng các loại keo như: keo Urea Formaldehyde (keo UF); keo Phenol Formaldehyde (keo PF); keo Polyvinyl Acetate (keo PVAc),... để thực hiện.
Giá thành chế tạo từ gỗ ghép thường khá rẻ.
Gỗ ghép thanh có khả năng chịu lực rất tốt
Đặc tính: kháng nước, khả năng chịu lực…
Ứng dụng trong đời sống: bàn ghế ăn, bàn ghế quán cà phê, nhà hàng, đóng các đồ nội thất gia đình và văn phòng giá rẻ, làm sàn gỗ công nghiệp, cửa gỗ công nghiệp, tủ bếp gỗ công nghiệp, giường gỗ công nghiệp, tủ quần áo gỗ công nghiệp, tủ gỗ công nghiệp,...
Gỗ Ván Dăm (OKAL hoặc Particle board)
Gỗ ván dăm hay còn được gọi là ván Okal có tên quốc tế: Particle Board (PB) hoặc OKAL chính là loại gỗ nhân tạo được chế tác từ nguyên liệu gỗ từ cây bạch đàn, keo, cao su,... có độ bền cao, lý tưởng
Các nguyên liệu được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và được trộn chung với keo rồi ép dưới nhiệt độ cao cho ra thành phẩm là các tấm gỗ có độ dày tiêu chuẩn khác nhau tùy mục đích sử dụng.
Có 2 loại gỗ ván dăm: cốt gỗ ván thường và cốt gỗ chống ẩm
Kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)...
Ván dăm chủ yếu được sử dụng để chế tác đồ mộc gia đình, công sở, trang trí nội thất.
Ván dăm có khả năng chống ấm tốt
Sản phẩm từ chất liệu này thường có giá thành rẻ
Khả năng: Độ cứng và độ bền cơ lý khá cao, bám ốc vít tốt, bề mặt phẳng nên dễ phủ các lớp như Melamine hay Laminate để trang trí
Màu sắc: Thông thường ván chống ẩm thì có màu xanh còn ván chống cháy thì có màu đỏ
Tính chất vật lý: ổn định và trơ ở dạng tấm, có thể tự phân hủy sinh học theo thời gian nên rất thân thiện môi trường.
Gỗ Ván OSB (Oriented Strand Board)
Gỗ ván OSB có tên gọi bằng tiếng Anh đầy đủ là Oriented Strand Board. Ngoài ra còn có một số tên gọi khác như ván dăm bào, ván dăm định hướng, ván tóp mỡ, tấm OSB
Thành phần: 80 – 90% dăm gỗ còn lại là keo dán, để làm chúng có độ kết dính chắc chắn hơn thì các nhà sản xuất thường dùng keo Urea Formaldehyde khi tạo ra gỗ ván OSB
Trọng lượng nhẹ
Màu sắc: nâu
Kích thước: kích thước sản xuất đa dạng lên tới 5m
Tính chất vật lý: làm từ 50 lớp sợi được đóng khuôn và ép chặt đồng đều về độ dày, có mật độ ván thống nhất
Khả năng: Độ bền lý tưởng, thân thiện môi trường, chịu ẩm chịu nhiệt tốt, tính thẩm mỹ cao và giá thành tốt.
Ván dăm được cấu tạo từ nhiều mẫu gỗ dăm
Ứng dụng:làm sàn gỗ công nghiệp, vách ngăn tường, kệ trưng bày trang trí và làm khung đỡ cho các sản phẩm nội thất khác. Ngoài ra còn được sử dụng trong xây dựng công trình và thùng chứa hàng hóa nhờ độ bền cơ lý cao
Các dạng lớp bề mặt của gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Ở phần phía trên, chúng ta đã tìm hiểu các loại chất liệu cấu thành một tấm gỗ công nghiệp. Bất kỳ sản phẩm nào được làm từ các loại trên thì đều được phủ một lớp phủ bảo vệ bề mặt của chúng. Các bạn hãy cùng xem qua một số lớp phủ bề mặt bảo quản sản phẩm gỗ ép công nghiệp phổ biến dưới đây:
Bề mặt Melamine
Theo nhu cầu sử dụng của thị trường, có thể chế tác ra 5, 7 lớp. Nhưng cơ bản, Melamine thường được phủ 3 lớp.
Bề mặt Melamine là một lớp nhựa tổng hợp, độ dày mỏng, ước tính khoảng 0.4 - 1 zem (1 zem= 0,1mm). Nếu phủ lên cốt gỗ (thường là gỗ Ván Dăm OKAL hay ván mịn MDF).
Melamine sẽ có một độ dày trung bình khoảng 18mm và 25mm nếu như người ta hoàn thành xong các tấm gỗ. Độ dày trung bình của những tấm gỗ MFC có phủ Melamine rơi vào 1220 x 2440mm hay 1830 x 2440mm.
Bề mặt Melamine được phủ lên gỗ
Một số đặc tính nổi bật:
Về mặt môi trường: Melamine là một lớp phủ rất thân thiện với môi trường xung quanh.
Về mặt màu sắc: có sự phong phú và đa dạng
Về mặt giá cả: giá cả vô cùng hợp lý, không quá mắc, phù hợp xu hướng cũng như màu sắc lâu bền
Khả năng đặc biệt: chống mối mọt tốt chống thấm nước, chống ẩm, chống va đập mạnh, khó trầy xước do chịu sự tác động của ngoại lực nên khi bị va chạm hay đổ các chất lỏng ra bề mặt sẽ không thành vấn đề.
Về mặt vệ sinh: dễ dàng vệ sinh lau chùi mà không tốn quá nhiều thời gian là một trong những ưu điểm lớn nhất của loại lớp phủ này.
Bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate là một lớp nhựa tổng hợp như Melamine nhưng độ dày sẽ nhỉnh hơn Melamine. Độ dày của lớp nhựa Laminate phủ bề mặt là 0.5-1mm tùy từng loại. Chính vì thế, dựa vào độ dày của Laminate và Melamine, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được hai lớp phủ khác nhau.
Thông thường, độ dày lớp phủ Laminate sẽ rơi vào 0.7 hoặc 0.8mm. Lamine chủ yếu cũng phủ lên cốt gỗ Okal ( Ván dán) và MDF (Ván mịn). Một tính năng đặc biệt của lớp phủ này là nhà sản xuất có thể uốn cong thành những đường cong mềm mại, tinh tế nhờ vào công nghệ Postforming để dán vào gỗ uốn cong.
Cấu tạo của bề mặt Laminate trên gỗ công nghiệp
Lớp Laminate có độ dày tiêu chuẩn 0.75mm. Theo công nghệ sản xuất gỗ công nghiệp Hàn Quốc có tên gọi là Melamine HPL (HPL: High Pressure Laminates).
Laminate rất được ưa chuộng cho các dòng sản phẩm nội thất bàn ghế, giường tủ, sàn nhà, cầu thang, trần thả, vách ốp, vách ngăn ... điều này làm cho bề mặt của các dòng sản phẩm nội thất này trở nên nổi bật nên được dùng khá rộng rãi để đánh bóng, trang trí bề mặt hơn các loại vật liệu truyền thống như Veneer hay đá
Tính năng: Là lớp vật liệu bề mặt nhân tạo nên có sự ổn định, màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng. Có khả năng chịu lực rất tốt, chống cả trầy xước va đập, không bắt lửa và ngăn chất lỏng thấm vào gỗ. Chống cả mối mọt cong vênh.
Dựa theo màu sắc vân hoa phù hợp với mục đích sử dụng mà chất liệu Laminate có thể được áp dụng vào đúng mục đích đó.
Bề mặt Veneer
Bề mặt Veneer được chiết xuất từ gỗ có được sau khi khai thác trong tự nhiên nên còn được hiểu là lấy từ gỗ tự nhiên. Sau đó người ta sẽ bóc ly tâm (cắt) thành từng lát có độ dày tiêu chuẩn 0.3mm > 0.6mm.
Độ rộng trung bình: 180mm, độ dài trung bình: 240mm nên được xem là Veneer phơi và sấy khô
Điểm mạnh: Dễ thi công và thi công với chi phí thấp so với các dòng gỗ tự nhiên khác. Ngoài ra, Veneer còn tạo ra được những đường cong đẹp trong quá trình sản xuất. Đó là một đặc tính của Veneer làm cho sản phẩm có mẫu mã và màu sắc rất đa dạng nhờ có lớp gỗ Veneer trang trí bên ngoài.
Bề mặt Veneer rất đa dạng về màu sắc gỗ
Các đơn vị sản xuất nội thất gỗ công nghiệp thường dùng Veneer áp dụng cho đố cửa để gia tăng sức bền, và sự chắc chắn. Điều này vừa giảm đi nhược điểm của của Veneer và phát huy ưu điểm của nó, vừa giúp cho phần ván làm từ Veneer nhằm trang trí cho cánh cửa sáng bóng và đẹp mắt hơn.
Bề mặt Vinyl
Bề mặt Vinyl Cấu thành từ nhựa PVC(Polyvinyl Clorua) 100%. Bao gồm 2 lớp là lớp bảo vệ bề mặt và lớp nhựa in họa tiết trang trí đẹp mắt.
Độ dày: từ 0,12mm / 0,18mm / 0,2mm áp dụng trên nhiều cốt gỗ.
Điểm mạnh: Vinyl có bề mặt chống nước tuyệt đối, không phai màu, vệ sinh cực thuận lợi. Lớp phủ Vinyl được nhiều nhà máy sản xuất nội thất ứng dụng rộng rãi vì vật liệu này khá linh hoạt trong lắp đặt, áp dụng nhiều vị trí khác nhau.
Bề mặt Vinyl được yêu thích bởi khả năng chống nước tốt
Điểm yếu: Bề mặt khá mỏng nên dễ bị tình trạng trầy xước khi bị tác động ngoại lực và bong tróc chỉ trong một thời gian ngắn sử dụng.
Bề mặt Acrylic
Bề mặt Acrylic Còn được gọi là nhựa PMMA ( đầy đủ là poly(methyl)-methacrylate).
Chế tác từ nguồn dầu mỏ.
Màu sắc: rất đa dạng hoặc màu trong suốt nên được gọi là Acrylic Glass (kính trong suốt) hoặc Mica. Màu sắc đa dạng có hơn 40 màu khác nhau cung cấp được sự thoải mái và linh hoạt trong việc lựa chọn màu sắc cho hợp lý theo ý thích
Bề mặt Acrylic rất đa dạng về màu sắc
Điểm mạnh: tính thẩm mỹ rất cao nhờ khả năng tạo độ bóng loáng và sáng như một tấm gương phản chiếu. Nên khi đặt bất kỳ sản phẩm nào có phủ Acrylic thì đều tạo ra không khí thoáng đãng, tạo ra sự hiện đại, sang trọng nhất định cho không gian sống.
Các loại sơn phủ gỗ công nghiệp PU, 2K, UV, Sơn Bệt
Sơn phủ PU
Sơn phủ UV là lớp phủ bề mặt được sản xuất ra từ các phương pháp dạng thủ công. Có 2 dạng chính là cứng và bọt và có 3 thành phần chính bao gồm:
👉 Sơn màu: Thông thường xuất hiện trong loại sơn Pu dành cho gỗ tùy theo nhu cầu sử dụng, thẩm mỹ của khách hàng.
Sơn phủ PU rất quen thuộc với ngành nội thất
👉 Sơn lót: Công dụng là che khuyết điểm của bề mặt sản phẩm, làm bề mặt phẳng hơn
👉 Sơn bóng: Công dụng là tạo độ bóng cho bề mặt thêm thẩm mỹ. Đây là phương pháp pha sơn tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.
Sơn phủ PU được các nhà sản xuất dùng làm vecni đánh bóng, đồng thời tạo lớp bảo vệ cho các món đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên và công nghiệp (giường, tủ, bàn ghế,...).
Về mặt thẩm mỹ: Hỗ trợ cho các sản phẩm có bề mặt nhẵn bóng, bắt mắt, hạn chế yếu tố ngoại lực tác động.
Sơn phủ 2K
Sơn 2k được khá nhiều nhà sản xuất và khách hàng trong lĩnh vực nội thất hiện nay ưa chuộng bởi vì ưu điểm khả năng tạo độ bóng loáng và sáng như một tấm gương phản chiếu như Acrylic.
Sơn phủ 2K thường được dùng cho sản phẩm ngoài trời
Hơn nữa sơn 2K có khả năng bảo vệ các loại gỗ công nghiệp nội thất khi được đặt ngoài trời một thời gian dài.
Sơn phủ UV
Sơn phủ UV là loại chất liệu phủ bề mặt mới nổi gần đây trong ngành nội thất gỗ công nghiệp
Sử dụng súng phun sơn hay cọ quét để sơn UV lên bề mặt gỗ. Sau một lúc nó sẽ khô lại (đóng rắn) thông qua tia UV (tia cực tím)
Sơn phủ UV giúp tăng cường độ bền cho gỗ
Sơn UV có các tính năng nổi trội như: độ phủ tốt, lớp sơn đều và màng sơn dẻo dai, độ cứng cao. Đáng chú ý nhất là tính năng chống trầy xước vượt trội nên được xem là loại sơn phủ cao cấp trong ngành hiện nay.
Sơn bệt
Sơn bệt là dạng sơn khi sử dụng lên sản phẩm sẽ làm mất đi các đường vân gỗ đặc trưng, không thể giữ được màu gốc của sản phẩm nhưng sẽ làm cho bề mặt gỗ phẳng và mịn màng hơn.
Lớp sơn này cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn màu cho đồ nội thất theo sở thích cũng như cách bày trí không gian theo gu thẩm mỹ cá nhân (trắng, đỏ, vàng, xám,...)
Sơn bệt ít được lựa chọn vì làm mất vân gỗ tự nhiên
Nếu như bạn ưa thích việc có nhiều món đồ nội thất rực rỡ màu sắc mà không phải là màu gỗ nguyên bản nhằm trang trí trong nhà và mang tính phong thủy theo bản mệnh thì sơn bệt chính là sự chọn lựa tối ưu nhất dành cho bạn.
Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp? So với gỗ tự nhiên như thế nào?
Chúng ta đã tìm hiểu qua tất tần tật các dạng gỗ công nghiệp trong sản xuất cũng như biết hết về các loại lớp phủ bề mặt cho nó.
Để chế tạo thành phẩm ra được một loạt sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp đòi hỏi quy trình phải chuyên nghiệp tỉ mỉ, đảm bảo độ chính xác nên sẽ rất phức tạp, nhưng nó giúp cho nhu cầu con người được cải thiện.
Gỗ công nghiệp mang nhiều đặc tính vượt trội
Ưu điểm nhiều là thế nhưng không phải là không có khuyết điểm riêng, để cho các bạn có thể nắm rõ được khuyết điểm ưu điểm chi tiết, Nội Thất Thông Minh IGA sẽ so sánh nó với gỗ tự nhiên để thấy được chất liệu nào sẽ tốt hơn đối với cá nhân mỗi người, gỗ công nghiệp có thể dần thay thế được gỗ tự nhiên trong đời sống hay không. Cùng tìm hiểu dưới đây.
Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp trong đời sống
Ưu điểm:
👍 Về mặt giá thành: có thể nói rằng yếu tố này là một yếu tố quan trọng quyết định việc sản xuất và mua hàng trên thị trường. Việc chế tác ra nội thất gỗ công nghiệp ít tốn kém hơn gỗ tự nhiên. Bởi vì không cần nguồn nhân lực nhiều nên ít chi phí, sản xuất nhanh không thông qua giai đoạn tẩm sấy, giá phôi cũng rẻ hơn. Do đó, giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên. Sự chênh lệch về giá dựa vào tính chất của các loại gỗ.
👍 Về mặt đặc tính: chống cong vênh mối mọt khá hiệu quả, không có dấu hiệu co ngót. Sự lựa chọn hàng đầu khi chọn nguyên vật liệu cho các sản phẩm gỗ nội thất mang thiết kế hiện đại, sang trọng vì nó có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau
Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp
👍 Về mặt thời gian: giai đoạn thi công nhanh chóng tiết kiếm kha khá thời gian. Chất liệu này cho phép các nơi sản xuất, nhà máy gia công có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường có sẵn không cần phải tìm kiếm. Vì các miếng gỗ là dạng tấm nên tất nhiên thợ gia công chỉ cần cắt, đẽo, gọt, ghép, dán lại ngay, bỏ qua các công đoạn xẻ gỗ, bào, đánh giấy ráp cho bề mặt như gỗ tự nhiên.
👍 Về phong cách thiết kế: công năng đa dụng, hiện đại, trẻ trung, sang trọng.
Nhược điểm:
❌ Ưu điểm là thế, nhưng nói về độ bền, dẻo dai của các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp thì chắc chắn không bằng gỗ tự nhiên. Do sự phát triển hơn trong kỹ thuật và quy trình làm đồ gỗ hiện nay, đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người. Qua đó, người ta cũng làm tăng độ bền của một món hàng gỗ công nghiệp chạm đến 10 năm nếu như chúng được gia công tại các xưởng, đơn vị, doanh nghiệp hay công ty uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao, có kinh nghiệm.
❌ Không thể gia công được tinh tế, tỉ mỉ được họa tiết, đường soi vì đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ. Do đó, nói về độ thẩm mỹ thì gỗ tự nhiên chắc chắn ăn điểm hơn khi được trang trí trong nhà (đường soi, họa tiết, hoa văn…), chi tiết được phác họa một cách mỹ miều hơn.
Một vài ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp
❌ Về tuổi thọ thì cũng là một điểm trừ đối với chất liệu này, nó không thể bằng gỗ tự nhiên. Điều này hoàn toàn dựa vào sở thích cũng như túi tiền hiện có có gia chủ. Người thích phong cách cổ điển, ấm cúng thì chọn gỗ tự nhiên, còn nếu thích phong cách hiện đại, trẻ trung, có thể chọn gỗ công nghiệp để làm đồ nội thất.
Ưu nhược điểm của gỗ tự nhiên trong đời sống
Ưu điểm:
👍 Có độ bền lâu năm: như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc,... là những loại gỗ tự nhiên cực kỳ tốt và có giá thành cao như vậy là do độ bền không có gì phải bàn theo năm tháng. Dù bao nhiêu năm bạn vẫn có thể sử dụng tốt không lo vướng bận về sự hư hỏng. Giá trị cũng vì thế mà không hề suy giảm.
👍 Đẹp không tì vết: Các đường vân gỗ tự nhiên sẽ là một điểm công rất lớn khi sở hữu nội thất gia công từ loại gỗ này. Các đường vân gỗ đậm và nhạt tùy theo gu trang trí của gia chủ, nhưng đây tuyệt đối là vẻ đẹp mà chỉ có gỗ tự nhiên mang lại, đó cũng chính là đặc trưng của dạng gỗ này. Không có bất cứ loại gỗ tự nhiên nào có vân giống nhau, cho nên từ xưa đến nay ai sành sỏi về đồ gỗ có thể nhìn vân gỗ để nhận diện loại gỗ, phân loại giống như vân tay của con người vậy.
Đặc tính của gỗ tự nhiên
👍 Chống thấm nước: Được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mọng, nước vây vào không bị thấm,
👍 Có sự chắc chắn nhất định: Độ chắc chắn hơn gỗ công nghiệp như đã nói ở trên. Do quá trình chọn lọc, sản xuất, gia công rất tỉ mỉ.
👍 Nhấn mạnh sự thẩm mỹ, họa tiết: Những người thợ dễ dàng tạo ra các họa tiết, các đường vân gỗ bắt mắt bằng chất liệu này, điều mà gỗ tự nhiên rất khó làm vì sản xuất theo tấm có độ dày cố định và giới hạn. Do đó, các loại gỗ công nghiệp không thể ghép những tấm gỗ vào với nhau được như gỗ tự nhiên được.
👍 Phong cách: Dành cho những người có gu cổ điển, ấm cúng, sang trọng và có chút kinh phí thì không thể bỏ qua loại này.
Nhược điểm:
❌ Về mặt giá thành: Như đã đề cập phía trên: gỗ tự nhiên đắt hơn khá nhiều. Muốn tạo ra các sản phẩm làm từ chất liệu này, nhiều doanh nghiệp chỉ có thể nhập khẩu chúng từ nhiều nguồn khác nhau bởi do sự khan hiếm. Những người thợ lành nghề tạo ra nó hoàn toàn là thủ công, không sử dụng máy móc nhiều mới ra được các họa tiết. Vì vậy gỗ tự nhiên không thể sản xuất hàng loạt, cho ra nhiều sản phẩm cùng một lúc. Lý do mà gỗ tự nhiên đang dần bị thay thế bởi nội thất gỗ công nghiệp.
So sánh cụ thể giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
❌ Dễ hỏng nếu như không được làm cẩn thận. Sản phẩm này cần một người thợ có kinh nghiệm và tay nghề cứng để chế tác nếu không sẽ sinh ra lỗi dẫn đến bị cong vênh, co ngót. Cần một đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp đáp ứng đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn để thực hiện. Làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ. Đồ nội thất gặp tình trạng như trên là do người thợ bố trí kích thước tiêu chuẩn không hợp lý trong quá trình sản xuất, kỹ thuật ghép mộng không đúng cách.
Có thể mua sản phẩm gỗ nội thất công nghiệp ở đâu?
Trên thị trường lúc này, khi bạn muốn tìm mua sản phẩm gỗ nội thất công nghiệp tại một đơn vị nào đó là không hề thiếu. Hơn nữa về mẫu mã kích thước, thiết kế và phong cách thì tha hồ cho bạn chọn lựa.
Nhưng cũng chính vì vậy, bạn lại có thể bị phân vân không biết nên chọn sản phẩm nào ở thương hiệu nào thì bạn có thể tham khảo Nội Thất Lắp Ghép Thông Minh IGA chuyên về mặt hàng gỗ công nghiệp.
Nội thất gỗ công nghiệp rất đẹp
Tại IGA, một nhà phân phối sỉ và lẻ đồ nội thất tự sản xuất không thông qua bất kỳ bên trung gian nào. Bạn không cần quá lo lắng về chất lượng sản phẩm, hơn nữa, phân khúc giá cũng cực kỳ phải chăng. Để cam kết cho chất lượng của mình, chúng tôi đưa ra các thông tin chứng minh dưới đây:
✔️ IGA đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp nội thất giá sỉ.
✔️ Hệ thống xưởng sản xuất nội thất tổng 6000m2, xưởng máy CNC hoạt động: 2000m2, xưởng PVC: 2000m2, xưởng sắt, sơn tĩnh điện: 1000m2, xưởng đóng gói: 1000m2.
✔️ Hệ thống kho xưởng nội thất Bắc - Nam tại Thái Bình, HN, TPHCM với diện tích 2000m2/ kho, thuận tiện cho khách tham quan và lấy hàng.
✔️ 40 máy CNC hoạt động hết công suất, nhằm cung cấp nội thất đúng thời hạn cho mọi khách sỉ và đối tác.
✔️ Sản phẩm đa dạng với 200+ dòng nội thất khác nhau, chuyên nội thất MDF, PVC, chân sắt.
✔️ Nguồn cung nội thất số lượng lớn, luôn sẵn hàng, với công suất 1000 sản phẩm/ ngày, 4 container 40ft/ tuần, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu cho khách sỉ và các đối tác hàng ngày.
✔️ Chính sách xưởng nội thất bán sỉ minh bạch, công khai, chi tiết.
✔️ Nội thất giá kho sỉ, chiết khấu dành cho khách sỉ linh hoạt từ 5%, 10%, 15% đến 20% với phương châm “đưa đối tác cùng nhau phát triển”.
✔️ Hệ thống tài nguyên của nhà cung cấp nội thất IGA sẽ cung cấp cho đối tác về hình ảnh, video, tài liệu ,... phong phú và miễn phí.
✔️ Tất cả sản phẩm tại tổng kho nội thất IGA có thời hạn bảo hành 2, 3 tháng, bao đổi trả nếu có lỗi do nhà sản xuất. Tư vấn miễn phí và giao hàng trên toàn quốc.
Lời kết:
Hy vọng với những thông tin trên mà Công Ty nội thất IGA cung cấp ở trên, bạn sẽ có được kiến thức hữu ích để lựa chọn cho mình một sản phẩm gỗ công nghiệp phù hợp cho bản thân tại một đơn vị uy tín chất lượng của riêng mình.
Chúng tôi cũng muốn cung cấp cho bạn tham khảo thêm một vài sản phẩm đặc biệt và đang bán chạy nhất tại IGA được làm từ gỗ ép MDF, tất cả các sản phẩm dưới đây đều là sản phẩm gỗ MDF phủ Melamine gia cố bề mặt của toàn bộ sản phẩm, nên bạn không cần lo về chất lượng
Kệ sách phù hợp giá cho sinh viên và những bạn ở phòng trọ có không gian nhỏ:
Sản phẩm 1: Kệ Sách Để Bàn Model 2 - GP113
Kệ sách có giá thành phải chăng chỉ tốn 85.000 VNĐ là bạn có ngay kệ để bàn tiện dụng trang trí không gian làm việc của mình, nhiều ngăn chứa tiện dụng.
Không tốn nhiều diện tích lắp đặt, kích thước vừa phải đặt trên bàn, chừa thêm chỗ để bạn có thể sắp xếp các món đồ nội thất khác. Rất thích hợp cho các bạn ở trọ có không gian hẹp
Lưu trữ sách gọn gàng, nhất là các bạn sinh viên có thể sắp xếp sách vở ngăn nắp gọn gàng.
👉 Link sản phẩm: https://www.igea.com.vn/products/ke-sach-de-ban-model-2-gp113
Sản phẩm 2: Kệ sách để bàn cao cấp vân gỗ sồi - GP62
Kệ sách có giá thành rất tốt chỉ mất 90.000 VNĐ là bạn có ngay kệ sách để bàn vô cùng tiện lợi cho việc lưu trữ tài liệu mà còn đẹp mắt cho căn phòng.
Vì không gian phòng trọ rất nhỏ nên kệ sách này sẽ tiết kiệm tối đa không gian cho căn phòng của bạn. Những chỗ trống còn lại bạn có thể sắp xếp những đồ vật khác tùy ý.
Khi nhìn sách vở gọn gàng sẽ tạo cảm giác thích thú khiến việc học tập, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
👉 Link sản phẩm: https://www.igea.com.vn/products/ke-sach-de-ban-van-go-soi-gp62
Kệ sách phù hợp giá cho nhân viên văn phòng:
Sản phẩm 1: Kệ Sách Đa Năng S Style GP144
Kệ sách có giá thành rất phù hợp cho những người đi làm ở văn phòng hoặc những công việc cần lưu trữ nhiều tài liệu, chỉ mất 404.000 VNĐ là bạn có được cho mình một kệ sách đa năng nhiều ngăn.
Khung gỗ chắc chắn cùng nhiều ngăn chứa giúp các bạn có thể lưu trữ nhiều tài liệu mà không sợ thất lạc.
Kệ sách đa năng này giúp bạn tăng hiệu quả khi làm việc vì tất cả những tài liệu, hợp đồng đều được chuẩn bị kỹ càng.
👉 Link sản phẩm: https://www.igea.com.vn/products/ke-sach-da-nang-s-style-gp144
Sản phẩm 2: Kệ Sách Đa Năng Có Bánh Xe - GP173
Kệ sách có giá thành rất phù hợp cho những người đi làm ở văn phòng hoặc những công việc cần lưu trữ nhiều tài liệu, chỉ mất 260.000 VNĐ là bạn có được cho mình một kệ sách đa năng nhiều ngăn.
Khung gỗ chắc chắn, được trang bị bánh xe giúp việc di chuyển dễ dàng hơn.
Kệ sách đa năng này ngoài chứa sách là chủ yếu thì bạn có thể chứa những chậu cây nhỏ giúp không khí trong phòng thêm thoáng mát, thư giãn. Tùy ý sáng tạo theo gu thẩm mỹ của mình để hô biến nơi công sở đẹp hơn.
👉 Link sản phẩm: https://www.igea.com.vn/products/ke-da-nang-co-banh-xe-gp173
Kệ sách cho bé siêu đẹp và an toàn
Sản phẩm 1: Tủ Sách Cho Bé T - WHITE - GP145
Với kiểu dáng truyền thống, kệ sách này sẽ giúp bé tự lập và tự giác với việc học của mình hơn. Chiếc kệ nhiều ngăn đa tầng cho bé thoải mái đựng đồ đạc, ngoài ra có ngăn kín đáo bảo quản đồ không bị bụi bẩn bám vào, gìn giữ tập sách luôn mới phục vụ cho việc học tập của bé. Kích thước vừa phải, phù hợp không gian nhỏ
Sách vở luôn mới sẽ làm cho giáo viên ấn tượng với cô, cậu bé học trò biết cách lưu giữ vật dụng học tập của mình.
👉 Giá: 705.000 VNĐ
👉 Link sản phẩm: https://www.igea.com.vn/products/tu-sach-cho-be-t-white-gp145
Sản phẩm 2: Tủ Sách Cho Bé Chil Shelf - GP158
Với thiết kế hình ngôi nhà như trên thì kệ sách này rất phù hợp với các bé cấp 1 cấp 2 vì khi nhìn vào kệ sách sẽ kích thích tinh thần học tập của các bé hơn. Ngoài ra các bé có thể dùng kệ sách này để đồ trang trí hay đặt đồ chơi vào. Kích thước vừa phải, phù hợp không gian nhỏ.
👉 Giá: 520.000 VNĐ
👉 Link sản phẩm: https://www.igea.com.vn/products/tu-sach-cho-be-chil-shelf
Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm những mẫu nội thất xinh trang trí không gian sống khác tại IGA để có nhiều sự lựa chọn cho thiết kế nội thất trong căn phòng của bạn. Liên hệ ngay với Nội Thất IGA qua số hotline 0932.033.011 - 0898.033.011 (gặp Ms Thu) để nhận được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình về các mẫu sản phẩm hiện có ( 200+ sản phẩm).
Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm bài viết. Hãy ghé thăm trang web igea.com.vn thường xuyên để đón đọc nhiều tin tức hay, đa dạng về nội thất trong tương lai nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại.