GỖ GHÉP

Phat SEO
Th 2 21/11/2022
Nội dung bài viết

Gỗ ghép là một loại gỗ công nghiệp khá mới mẻ với thị trường Việt Nam. Nó thường được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, thi công nội thất bởi mang trong mình đặc tính cứng rắn và chống thấm nước như gỗ tự nhiên. Nhờ đó mà càng ngày gỗ ghép càng được sử dụng rộng rãi hơn.

Gỗ ghép là gì ? Tất tần tật những điều bạn cần biết về gỗ ghép

Gỗ ghép là gì

Ngày nay, nhu cầu trang trí làm đẹp nhà cửa bằng đồ nội thất đang dần phổ biến hơn. Việc đó vừa giúp tạo không gian sang trọng cho ngôi nhà, vừa giúp chủ nhân của ngôi nhà có cảm giác thoải mái khi trở về. Ngoài ra tự trang trí không gian sống bằng đồ nội thất giúp tôn lên gu thẩm mỹ của chủ nhà. 

Gỗ ghép được cấu tạo từ các thanh gỗ tự nhiên

Gỗ ghép được cấu tạo từ các thanh gỗ tự nhiên

Gỗ ghép được sản xuất bằng cách là ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau để tạo ra một ván gỗ ghép có kích thước lớn nhờ keo dính và các quy trình hiện đại. Nhờ những đặc điểm đó mà gỗ ghép vẫn mang vẻ đẹp của gỗ tự nhiên từ màu sắc cho đến những đường vân gỗ. Ngoài ra, nó còn được mang những ưu điểm của gỗ công nghiệp như độ bền và khả năng chống thấm nước, chịu lực.

Gỗ ghép còn được biết với những cái tên khác như là gỗ ghép thanh hay ván ghép thanh. Nguyên liệu chính dùng để để sản xuất gỗ ghép là các loại gỗ phi tiêu chuẩn như bìa bắp của các phân xưởng, thanh gỗ có đường kính nhỏ hay gỗ tận dụng khác.

Để giúp cho các ván gỗ được kết dính với nhau thì nhà sản xuất đã dùng các loại keo chuyên dụng dùng để dán gỗ như là Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc). Nơi có sản lượng gỗ ghép lớn nhất là nằm ở khu vực châu Âu do có những cánh rừng nguyên sinh, tiếp theo đó là châu Á và châu Mỹ. Nhật Bản là nơi được mệnh danh là đất nước làm gỗ ghép xuất sắc nhất châu Á vì ghép gỗ không cần sử dụng đến keo dính.

Gỗ ghép phủ Veneer

Gỗ ghép phủ Veneer

Quy trình sản xuất gỗ ghép

  • Thứ nhất là về nguyên liệu. Gỗ tự nhiên được mua đem về nhà máy và được cắt thành những khúc gỗ tròn theo đúng tiêu chuẩn.

  • Bắt đầu thiết kế khúc gỗ tròn thành những thanh gỗ và mang đi sấy. Tiếp theo đó là ngâm trong hóa chất để có thể chống được mối mọt.

  • TIếp theo đó sẽ đến công đoạn phân loại gỗ ghép. Được sắp xếp theo tiêu chuẩn từ A,B,C. Sau công đoạn phân loại thì sẽ đến công đoạn ghép gỗ.

  • Các thanh gỗ đã được ghép lại với nhau sẽ được ép. Được xử lý và ép ở nhiệt độ và áp suất cao. Thành phẩm sau đó được xử lý như chà nhám và xử lý cho khô keo..

  • Công đoạn cuối cùng là thành phẩm sẽ được phủ những loại bề mặt như melamine hay veneer và phủ keo bóng giúp sản phẩm thêm đẹp hơn.

Quy trình sản xuất gỗ ghép

Quy trình sản xuất gỗ ghép

Phân loại các loại gỗ ghép

Để có thể phân loại các loại gỗ ghép thì người ta thường dựa vào kích thước, độ dày, các loại mặt gỗ và nguyên liệu bạn đầu để có thể phân loại.

Dựa vào mặt gỗ, gỗ ghép được chia thành 5 chất lượng cơ bản:

  • Chất lượng A/A: Dựa vào tên gọi thì chúng ta cũng có thể hiểu đây là loại gỗ ghép có chất lượng tốt nhất, đẹp từ bề mặt đến các đường chỉ. Màu sắc sản phẩm hài hòa. Thích hợp cho những nơi yêu cầu có tính thẩm mỹ cao hoặc dùng để làm những sản phẩm yêu cầu chất lượng và thẩm mỹ cao.

  • Chất lượng A/B: Với chất lượng này thì sản phẩm chỉ có một mặt đẹp đó là mặt A, mặt B có chất lượng kém hơn. Đây là sản phẩm rất thích hợp để làm mặt sản phẩm nội thất như bàn, tủ, vách ngăn.

  • Chất lượng A/C: Theo như tên gọi thì đây là sản phẩm gỗ ghép có một mặt đẹp đó là mặt A và một mặt C ( mặt C này có chất lượng kém hơn mặt B ở trên ). Mặt C thường có màu sắc kém. Thích hợp dùng để làm sàn nhà hay ốp tường.

  • Chất lượng B/C: Sản phẩm này có chất lượng khá kém, màu sắc cũng không được tươi mới. Bởi vì đây là sản phẩm được cấu tạo từ một mặt B và một mặt C.

  • Chất lượng C/C: Đây là dòng sản phẩm có chất lượng thấp nhất trong tất cả các loại. Được cấu tạo từ 2 mặt C.

Gỗ ghép mang trong mình rất nhiều ưu điểm

Gỗ ghép mang trong mình rất nhiều ưu điểm

Gỗ ghép có 2 kích thước cơ bản có là 1220mm x 2440mm và 1000mm x 2000mm. Tuy nhiên, khách hàng có thể thay đổi kích thước theo nhu cầu của mình..

Có 3 độ dày phổ biến dành cho gỗ ghép đó là 12mm, 15m và 18mm. Cũng như kích thước thì độ dày của tấm gỗ có thể thay đổi theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Nguyên liệu của gỗ ghép có thể được phân loại như là gỗ ghép cao su, gỗ ghép thông và gỗ ghép tràm.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ ghép

Chắc hẳn loại gỗ nào cũng phải có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một vài ưu điểm và nhược điểm của gỗ ghép:

Ưu điểm của gỗ ghép

  • Vì mang trong mình những đặc điểm của gỗ tự nhiên nên gỗ ghép không bị cong vênh, mối mọt, ẩm mốc

  • Gỗ ghép có độ bền cao, chống trầy xước va đập và chống thấm rất tốt.

  • Giá thành của gỗ ghép rẻ hơn so với gỗ tự nhiên

  • Có nhiều loại bề mặt nên có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng, trang trí khác nhau.

  • Quy trình gia công đơn giản, có thể sản xuất với số lượng lớn

  • Đa năng, mang tính ứng dụng cao, có thể thay thế được gỗ tự nhiên trong ngành thi công và thiết kế nội thất.

Gỗ ghép có nhiều ưu điểm

Gỗ ghép có nhiều ưu điểm

Nhược điểm của gỗ ghép

  • Vì được ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau nên đôi khi sẽ không có sự đồng đều về màu sắc của gỗ và các đường vân trên thân gỗ.

  • Để đáp ứng được các loại công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao thì chỉ có gỗ ghép chất lượng A/A mới có thể đáp ứng được. Tuy nhiên đây là dòng sản phẩm có giá thành cao hơn so với các loại còn lại.

Ứng dụng của gỗ ghép trong đời sống

Ngày nay gỗ ghép đang dần được ứng dụng rộng rãi trong đời sống ( đặc biệt là về thiết kế nội thất ). 

Dùng để làm nội thất trong nhà 

Vì có bề mặt và màu sắc đẹp như gỗ tự nhiên thì đây là một loại nguyên liệu rất thích hợp để dùng trong thiết kế nội thất gia đình, văn phòng, trường học. Những sản phẩm nội thất như tủ bếp, kệ gỗ, ghế làm từ gỗ ghép sẽ mang vẻ đẹp sang trọng của gỗ tự nhiên mà còn đáp ứng được chất lượng vượt trội về độ bền, chống thấm.

Dùng làm sàn nhà, ốp tường

Với quy trình sản xuất vô cùng hiện đại kết hợp sử dụng các loại keo chuyên dụng giúp tăng thêm những đặc tính tuyệt vời cho gỗ ghép. Vì thế mà gỗ ghép cứng cáp hơn và bền hơn. Ít mối mọt hơn, ít cong vênh như gỗ tự nhiên. Vì thế gỗ ghép cao su phủ veneer sồi sẽ là một nguyên liệu vô cùng tuyệt vời để làm sàn nhà hoặc ốp tường.

Sàn nhà được làm từ gỗ ghép

Sàn nhà được làm từ gỗ ghép

Địa chỉ mua gỗ ghép uy tín ở TPHCM

Ngày nay, nhu cầu mua nội thất gỗ ghép về để trang trí, làm đẹp cho nhà cửa đang được khách hàng lựa chọn nhiều vì đây là loại chất liệu chất lượng cao và giá thành thì cũng không quá đắt đỏ so với gỗ tự nhiên. Chính vì thế mà khách hàng cần phải biết những nơi bán gỗ ghép uy tín để tránh tình trạng mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng. 

Hiện nay trên thị trường nội thất có những nơi bán gỗ ghép uy tín như gỗ Minh Tiến, gỗ Bình Minh… Nơi đây có cung cấp các loại ván gỗ ghép thanh được nhập khẩu từ nước ngoài…..có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm định nghiêm ngặt theo những tiêu chuẩn khác nhau. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho người dùng.

Nội thất gỗ ghép mang đến vẻ sang trọng

Nội thất gỗ ghép mang đến vẻ sang trọng

IGA hiện không có kinh doanh những sản phẩm được làm từ gỗ ghép. Tuy nhiên chúng tôi hiện có bán những sản phẩm nội thất từ gỗ MDF có chất lượng cao mà giá thành lại vô cùng phải chăng. Nếu mọi người có hứng thú thì mọi người có thể tham quan những bộ sưu tập nội thất trên trang web của chúng tôi là igea.com.vn.

IGA luôn cập nhật những thông tin mới nhất về nội thất trên trang chủ. Ngoài ra chúng tôi còn có nhiều mã giảm giá dành cho quý khách hàng thường xuyên ghé web. Vì thế đừng nên bỏ lỡ cơ hội để nâng cấp không gian sống của mình nhé.

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết