ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA SƠN PHỦ PU TRÊN THỊ TRƯỜNG
Minh Toan
Th 2 28/11/2022
Nội dung bài viết
Hiện nay trên thị trường gỗ công nghiệp nói chung và nội thất nói riêng thì người ta rất thường hay sơn phủ PU lên gỗ nhằm tăng thêm một vài thuộc tính nổi bật. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại sơn này.
Trên thị trường gỗ công nghiệp nói chung và nội thất nói riêng thì người ta rất thường hay sơn phủ PU lên gỗ
Sơn phủ PU là gì ? Những điều cần biết về Sơn PU
Sơn phủ PU là gì ?
Sơn Phủ PU là gì chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm. Sơn phủ PU còn được biết đến như là Polyurethane, đây là một loại sơn rất quen thuộc và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày.
Sơn PU tồn tại ở 2 dạng cơ bản đó là dạng cứng và dạng bọt, dùng để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như tủ, giường, bàn, ghế.
Sơn PU tồn tại ở 2 dạng cơ bản đó là dạng cứng và dạng bọt, dùng để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như tủ, giường, bàn, ghế.
Còn lại đối với dạng bọt sơn PU dùng để làm nệm mút trong các loại ghế ngồi như ghế ngồi trong xe hơi. Thêm vào đó dạng bọt còn được sử dụng để bảo vệ các dụng cụ và thiết bị dễ vỡ.
Trong gỗ công nghiệp sơn phủ PU được sử dụng phổ biến nhất đó là PU – 1K. Đây là hệ sơn 1 thành phần, khả năng bám dính bề mặt cực kì tốt và ít bị bong tróc sơn. Hàm lượng chất rắn trong sơn cao giúp tăng độ cứng và bền bỉ của gỗ, màu sắc bền đẹp với thời gian. Thêm một công dụng vô cùng tuyệt vời nữa đó là chịu được ánh nắng mặt trời và các tia cực tím.
Giúp sản phẩm không bị bay màu, không ố và giữ màu sắc tươi đẹp, giữ gìn vẻ bóng loáng. Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại thì có 1 nhược điểm là chúng không thể bảo vệ sản phẩm khỏi sự trầy xước. Cần phải pha sơn theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất để đảm bảo có thể cho ra chất lượng tốt nhất.
Sơn phủ PU có 3 loại chính:
Sơn lót: Làm phẳng bề mặt và che các khuyết điểm giúp sản phẩm đẹp hơn.
Sơn màu: Dùng chủ yếu cho gỗ.
Sơn phủ bóng PU: Đây là loại sơn giúp tạo độ bóng cho sản phẩm.
Phân loại sơn PU
Dưới đây là một số loại sơn PU phổ biến trên thị trường hiện nay:
Sơn PU 1K
Sơn phủ PU 1K là loại sơn khá phổ biến và cũng có giá thành hợp lý. Được sản xuất từ những loại thành phần cao cấp và nhựa PU cũng là 1 thành phần trong số đó. Tác dụng của nó là giúp sản phẩm có thêm được những tính năng nâng cao. Dòng sơn này rất hay được sử dụng cho đồ nội thất. Loại này rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.
Sơn phủ PU 1K là loại sơn khá phổ biến và cũng có giá thành hợp lý
Sơn PU 2K
Sơn phủ PU 2K là loại sơn rất giống và được sử dụng như các loại sơn phổ thông khác. Tuy nhiên loại sơn 2K này sẽ có 2 thành phần trở lên. Về cấu tạo thì loại sơn này kết hợp từ nhựa acrylic polyol và chất đóng rắn Isocyanate. Lớp sơn sẽ rất bóng, độ cứng và độ bám dính cũng rất tốt. Nhớ thế mà những nhu cầu về thẩm mỹ của khách hàng có thể được đảm bảo. Loại sơn này thường được sử dụng cho những đồ nội thất cao cấp.
Sơn phủ PU 2K là loại sơn rất giống và được sử dụng như các loại sơn phổ thông khác
Sơn PU Vinyl
Sơn phủ PU Vinyl là loại sơn được làm dành riêng cho những dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn này khô nhanh và có thể khắc phục được những hạn chế của các loại thông thường. Dòng sơn này được dùng chủ yếu để làm lót hoặc được dùng để phủ lên các loại bề mặt như gỗ hoặc kim loại.
Ưu điểm và nhược điểm của dòng sơn PU
Có độ mịn rất cao, độ bóng của sơn phủ PU tốt hơn so với những hệ sơn thườn
Ưu điểm của sơn PU
Có độ mịn rất cao
Độ bóng của sơn phủ PU tốt hơn so với những hệ sơn thường
Có khả năng bám dính cao nên
Màu sơn bền, ít bong tróc.
Chống trầy xước
Khả năng chống thấm tốt
Ít khi bị ố
Bám dính tốt
Độ uốn cao
Màu sơn bóng đẹp, giúp sản phẩm thêm bóng loáng
Nhanh khô, tiết kiệm thời gian
Sử dụng dễ dàng.
Có thể uốn hiệu quả.
Độ cứng cao
Màu sắc đẹp, độ bóng cao
Sử dụng dễ dàng
Nhược điểm của sơn PU
Có thời gian khô lâu hơn
Giá thành cao hơn các loại sơn phổ thông khác
Quy trình pha chế khá phức tạp nên cần thợ phải có tay nghề, chuyên môn cao
Sơn phủ PU 1K dễ bị trầy xước
Sơn PU Vinyl có độ cứng kém hơn so với 1K với 2K.
Kháng dung môi kém
Quy trình sơn PU lên đồ gỗ công nghiệp
Quy trình sơn phủ PU lên đồ gỗ công nghiệp có 6 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chà nhám và xử lý mặt ngoài của gỗ
Đầu tiên cần phải chà nhám gỗ cho đúng tiêu chuẩn. Làm sao để chỗ mặt gỗ sạch sẽ và mịn màng. Tùy theo màu sơn để xem thớ gỗ có bã bột hay không. Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất kỳ công và nguyên vật liệu để trám các lỗ hở này khi vừa sơn.
Chà nhám và xử lý mặt ngoài của gỗ
Bước 2: Sơn lót gỗ lần 1
Tiếp theo là đến bước sơn phủ PU lót mỏng lần 1. Lớp sơn này không màu, thông thường để pha được lớp sơn này thì người ta thường pha theo tỉ lệ 2:1:3. Tuy vậy thì tỷ lệ này có thể tăng hoặc giảm để có thể thêm bớt các loại phụ gia khác quan trọng để có thể điều chỉnh được độ bốc hơi của sơn.
Việc bay hơi nhanh của sơn sẽ khiến cho bề ngoài bị tung bọt khí, trong rất mất thẩm mỹ và mất công để tân trang lại. Nếu làm tốt bước này thì các lỗ hở ở bước 1 sẽ được lắp lại. Giúp hạ chi phí tối đa cho nguyên vật liệu và khâu sơn phủ PU.
Sơn lót gỗ lần 1
Bước 3: Chà nhám và phun lót gỗ lần 2
Với việc tiếp tục chà nhám thì sẽ tăng độ nhẵn mịn cho gỗ. Tiếp theo đó là sơn lót lần 2 sẽ giúp màu sơn trông đẹp hơn. Ở bước này sẽ giúp gỗ có thể tăng tuổi thọ lên cao hơn. Cần phải cân bằng thời gian để sơn. Còn về tỷ lệ thì áp dụng đúng như tỷ lệ ở bước 2 và chờ khô là từ 25 - 30 phút.
Chà nhám và phun lót gỗ lần 2
Bước 4: Phun màu cho gỗ
Sau những bước sơn màu 2 lần ở trên thì những thợ sơn có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ tiến hành sơn lần đầu 90% kết quả. Sau quá trình chờ đợi thì tiếp tục sơn màu lần 2 để hoàn thành 100% màu được yêu cầu.
Lần sơn này những chỗ thiếu màu sẽ được sơn đậm hơn. Ở bước này là mấu chốt để cho ra kết quả tốt nhất. Cần phải tránh bụi và gió. Cần phải lựa chọn thời gian thích hợp để sơn. Cần phải tránh trời quá nắng và sơn ở thời điểm trời mát dịu.
Phun màu cho gỗ
Bước 5: Phun bóng bề mặt
Sau khi hoàn tất công đoạn sơn màu thì sẽ đến quá trình sơn bóng dành cho bề mặt ngoài của gỗ. Lúc này cũng phải pha theo tỷ lệ đã đề cập ở trên. Lớp sơn này có tác dụng làm bóng gỗ lên giúp gỗ trông đẹp hơn. Cần phải lưu ý là sơn bóng gỗ phải tránh những nơi có bụi bặm hoặc là ẩm ướt vì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sơn bóng.
Cần phải đảm bảo là sơn phủ PU màu đã khô thì mới có thể sơn bóng. Vì nếu chưa khô thì sơn bóng có thể sẽ ảnh hướng đến lớp sơn màu của bạn. Trông rất mất thẩm mỹ.
Phun bóng bề mặt
Bước 6: Bảo quản gỗ
Sau khi đã hoàn tất hết các bước sơn màu và sơn bóng. Cuối cùng sẽ là công đoạn chờ đợi từ 12 đến 16 tiếng và rồi sơn tiếp một lớp PU chống nước lên. Giúp đồ gỗ bóng đẹp, tuy nhiên không thể ngăn bụi nên bạn cần phải thường xuyên lau chùi bụi để gỗ lúc nào cũng đẹp mắt.
Sơn PU là một loại nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng. Giúp tăng giá trị của sản phẩm và giúp bảo vệ gỗ tốt hơn.
Bảo quản gỗ
Lời kết
Phía trên là toàn bộ những thông tin về sơn phủ PU mà IGA đã cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin về loại sơn phủ PU này.
Ngoài ra ở IGA cũng có nhiều bộ sưu tập về những sản phẩm nội thất giá rẻ mà chất lượng cao. Liên hệ ngay với Nội thất IGEA qua số hotline 0932.033.011 - 0898.033.011 (gặp Ms Thu) để nhận được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình về các mẫu sản phẩm hiện có ( 200+ sản phẩm).
Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm bài viết. Hãy ghé thăm trang web igea.com.vn thường xuyên để đón đọc nhiều tin tức hay, đa dạng về nội thất trong tương lai nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại!